Mục Lục
ty so bongdalu
Ảnh minh họa: Dương Ngọc/TTXVN
Khi tỷ lệ sinh giảm, số lượng người trẻ trong độ tuổi lao động cũng giảm theo, trong khi số người cao tuổi lại tăng nhanh khiến giai đoạn dân số vàng kết thúc sớm, việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trở nên khó khăn hơn. Đây chính là một bài toán phức tạp Việt Nam cần nhanh chóng tìm ra lời giải để đảm bảo một tương lai bền vững và thịnh vượng cho các thế hệ mai sau. Phóng viên TTXVN thực hiện bài về chủ đề "Bức tranh dân số Việt Nam" để làm rõ hơn vấn đề này.
Bài 1: Nguy cơ từ mức sinh thấp và chênh lệch giới tính
Thời gian qua, tốc độ gia tăng dân số ở nước ta đã được khống chế thành công, đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 và tiếp tục duy trì đến nay. Tuy nhiên, mức sinh có xu hướng giảm nhẹ trong những năm gần đây dưới mức sinh thay thế.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy: Tổng tỷ suất sinh năm 2023 chỉ đạt 1,96 con/phụ nữ, thấp hơn mức sinh thay thế 2,1 con và dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới. Đây là mức sinh thấp nhất từ trước đến nay tại nước ta, đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia đối mặt với già hóa dân số nhanh chóng. Không chỉ vậy, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh có thể đưa Việt Nam vào tình trạng “thừa nam thiếu nữ” trong thời gian tới.Mất cân bằng giới tính khi sinh
Theo Cục Dân số (Bộ Y tế), Việt Nam có thể dư thừa 1,5 triệu nam giới vào năm 2034 và 2,5 triệu nam giới vào năm 2059 nếu mức mất cân bằng giới tính vẫn tiếp diễn.
Hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh xuất hiện từ năm 2006 với tỷ số giới tính khi sinh là 109,8 bé trai/100 bé gái và tiếp tục gia tăng. Đến nay, tỷ lệ này vẫn duy trì trên mức 112, cao hơn mức sinh học tự nhiên (103-106 bé trai/100 bé gái). Đặc biệt, tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng như Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, tỷ lệ này còn lên tới 120 bé trai/100 bé gái.
Chị N.T.H (huyện Quốc Oai, Hà Nội) chia sẻ, khi con gái thứ 2 chưa đầy 1 tuổi, gia đình chồng đã thúc giục chị sinh thêm con trai vì chồng là con trưởng. Dù chị chỉ muốn sinh hai con để nuôi dạy tốt, nhưng áp lực từ gia đình chồng khiến chị cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt khi mang thai rất vất vả. Chị hy vọng qua một thời gian nữa gia đình chồng sẽ bớt đặt nặng chuyện phải sinh thêm con trai, để chị có thể toàn tâm chăm sóc hai cô con gái.
Chuyên gia về Giới và Nhân quyền Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA) Hà Thị Quỳnh Anh cho biết, xã hội ưa thích con trai là nguyên nhân chính dẫn đến việc can thiệp vào giới tính thai nhi. Tâm lý này ảnh hưởng không chỉ đến mẹ mà còn đến sự phát triển của trẻ. Các nghiên cứu cho thấy việc lựa chọn giới tính khi sinh có thể dẫn đến sự phân biệt đối xử, bỏ bê trẻ em không đạt giới tính mong muốn.
Mất cân bằng giới tính không chỉ gây tác động tiêu cực đến các gia đình, còn tạo ra hệ lụy sâu rộng cho xã hội, như gia tăng áp lực hôn nhân, buôn bán phụ nữ, bạo lực tình dục và làm suy giảm vai trò của phụ nữ trong xã hội. Nếu tình trạng này tiếp tục, sẽ gây biến đổi cấu trúc dân số và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra thách thức trong việc duy trì lực lượng lao động, chăm sóc sức khỏe.
Phó Cục trưởng Cục Dân số Hoàng Thị Thơm cho biết, để thay đổi tình trạng này, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách, truyền thông và cộng đồng. Đặc biệt, nâng cao nhận thức về giá trị bình đẳng của trẻ em gái và trẻ em trai là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát vấn đề mất cân bằng giới tính.
Mức sinh không đồng đều giữa các vùng
Ảnh minh hoạ: Thanh Tùng/TTXVN
Chênh lệch mức sinh giữa các vùng miền ở Việt Nam hiện nay đang trở thành vấn đề đáng lo ngại, trong khi các vùng nông thôn, đặc biệt là ở các khu vực miền núi, Tìm Hiểu Về T L Kèo Kèo Nhà Cái Và Cách Áp Dụng Trong Cá Cược Thể Thao vẫn đang đối mặt với tình trạng tảo hôn và mức sinh cao, Game Boc Club - Trải Nghiệm Thú Vị Cùng Những Trò Chơi Đầy Kịch Tính ở các thành phố lớn, Zo88 Club Game Bài Tài Xu - Cổng Game Đỉnh Cao Dành Cho Những Tín Đồ Đam Mê Cá Cược các khu vực đô thị hóa cao như Thành phố Hồ Chí Minh lại ghi nhận mức sinh thấp, thậm chí dưới mức sinh thay thế. Những yếu tố như điều kiện kinh tế khó khăn, nhận thức xã hội và các chính sách hỗ trợ chưa đủ mạnh mẽ đang tạo ra sự phân hóa rõ rệt, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dân số và sự phát triển bền vững của đất nước.
Từ năm 2022, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu đã ghi nhận 149 cặp vợ chồng tảo hôn. Tảo hôn khiến các em gái phải làm mẹ khi cơ thể và tâm lý chưa phát triển đầy đủ, nhiều trường hợp dẫn đến hôn nhân cận huyết, gia tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, các bệnh lý di truyền, ảnh hưởng đến chất lượng thế hệ sau. Tảo hôn còn làm gián đoạn học tập, hạn chế cơ hội phát triển, kéo theo nghèo đói và khó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Chị Lý Thị Xá (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) cho biết chị kết hôn từ năm 17 tuổi, đã sinh 4 con dù chồng chỉ làm thuê, còn chị phải làm nương rẫy. Cuộc sống vất vả, khó khăn khiến chị dù mới ngoài 20 nhưng đã mắc nhiều bệnh về xương khớp.
Chị Lý Thị Hiền, Trưởng phòng Dân tộc, UBND huyện Nậm Nhùn cho biết,w88 vin apk địa phương đã triển khai các biện pháp tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức và hạn chế tảo hôn, đặc biệt là qua việc cam kết “không tảo hôn, không hôn nhân cận huyết” tại từng thôn, bản. Tình trạng tảo hôn đã giảm trong những năm qua nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Hiện nay, có 2/6 vùng kinh tế trọng điểm, bao gồm Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận mức sinh thấp dưới mức sinh thay thế (2,1 con/phụ nữ). Đặc biệt, tại Thành phố Hồ Chí Minh, mức sinh chỉ khoảng 1,32 con/phụ nữ – con số thấp kỷ lục. Không chỉ vậy, 21/63 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp, chiếm 39,37% dân số cả nước, và xu hướng này tập trung chủ yếu ở các khu vực đô thị hóa cao, nơi kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ.
Chị Trần Thị Thùy Trâm (32 tuổi, thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ, chị và chồng chưa nghĩ tới việc sinh con vì không đủ thời gian, kinh phí, lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc, ngoại hình.
Mới đây, thành phố Hồ Chí Minh đề xuất hỗ trợ 3 triệu đồng cho gia đình sinh đủ 2 con trước 35 tuổi. Tuy nhiên, mức hỗ trợ này dường như chưa đủ tác động đến quyết định sinh con của các cặp vợ chồng. Có thể nhận thấy, một cặp vợ chồng quyết định sinh con không chỉ dựa vào mong muốn, còn dựa trên nhiều yếu tố khác như điều kiện kinh tế, xã hội nơi họ sinh sống.
Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng cho biết, mặc dù nhiều quốc gia đã thành công trong việc giảm sinh, nhưng chưa có nước nào thành công trong việc đưa mức sinh rất thấp về mức sinh thay thế, dù có nhiều chính sách khuyến sinh và nguồn đầu tư lớn.
Cần có những chính sách cụ thể cho từng vùng
Trong bối cảnh mức sinh giảm mạnh ở các vùng như Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long, Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích tăng mức sinh. Một trong những chính sách nổi bật là miễn, giảm học phí cho học sinh từ mầm non đến trung học phổ thông tại 10 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp. Chính sách này không chỉ giúp giảm gánh nặng kinh tế cho các bậc phụ huynh, còn tạo động lực trực tiếp để các gia đình cân nhắc việc sinh thêm con.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội, việc nuôi con không chỉ mang lại niềm vui cho gia đình, còn đóng góp cho sự phát triển đất nước. Trẻ em không chỉ là nguồn lực lao động tương lai, còn là công dân xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Lợi ích từ việc sinh con vì vậy không chỉ thuộc về gia đình mà còn của xã hội. Chính phủ và cộng đồng cần chia sẻ gánh nặng chi phí nuôi con đối với các gia đình trẻ. Cần gỡ bỏ ngay những chính sách chỉ phù hợp với giai đoạn giảm sinh trước đây và phải có những chính sách cụ thể cho từng vùng, như vùng cần giảm sinh phải có chính sách riêng, còn vùng cần tăng sinh phải nới lỏng chính sách quy định số con và khuyến khích tăng sinh.
Một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc đã có những chính sách hỗ trợ rất mạnh mẽ cho các gia đình có con. Năm 2024, tại Hàn Quốc, mỗi cháu bé sinh ra sẽ nhận được hỗ trợ tài chính từ Chính phủ tương đương khoảng 550 triệu đồng Việt Nam. Ngoài ra, tại một số quốc gia còn có các phúc lợi khác như hỗ trợ tiền thuê nhà, bảo hiểm thai sản và các chế độ phúc lợi cho gia đình có con nhỏ.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cử cho rằng để giải quyết những thách thức về dân số Việt Nam đang đối mặt, cần có những chính sách đồng bộ, toàn diện và kịp thời. Các biện pháp này không chỉ nhằm cải thiện cấu trúc dân số, còn giúp đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai. Việc thay đổi nhận thức cộng đồng, nâng cao vị thế phụ nữ và xây dựng môi trường hỗ trợ cho các gia đình trẻ là những yếu tố quan trọng để giải quyết tình trạng này.
Đồng thời, các chính sách hỗ trợ, đặc biệt là về tài chính và phúc lợi xã hội, cần được triển khai mạnh mẽ hơn để giảm bớt gánh nặng nuôi con cho các gia đình. Việc học hỏi từ các quốc gia có chính sách dân số thành công như Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ giúp Việt Nam tìm ra những giải pháp phù hợp, từ đó thúc đẩy mức sinh và tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Việt Nam cần phải nhanh chóng hành động để duy trì một cấu trúc dân số cân bằng và đáp ứng các nhu cầu phát triển trong bối cảnh dân số đang già hóa. Việc duy trì chính sách ổn định và dài hạn là rất quan trọng để đối phó với tình trạng mức sinh thấp kéo dài. Khi tỷ lệ sinh giảm, số lượng người trẻ trong độ tuổi lao động cũng giảm theo, trong khi số người cao tuổi lại tăng nhanh, gây khó khăn trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế. Việc tìm ra các giải pháp thích hợp không chỉ giúp bảo vệ sự ổn định xã hội, còn tạo ra một nền tảng vững chắc cho tương lai thịnh vượng của đất nước, sự trường tồn của dân tộc.
Bài cuối: Đối mặt với 'cơn sóng' già hóa